(ĐCSVN) – Việt Nam đang ra sức phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu này, công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng. Tuy vậy ở nước ta, ngành công nghiệp này còn khá là non trẻ. Do vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, trong đó có Thái Lan về phát triển CNHT là cần thiết.
1,Đẩy mạnh nhập khẩu
a.Những chính sách hỗ trợ CNHT của Thái Lan
Thái Lan đã có những chính sách định hướng phát triển CNHT từ sớm và được đánh giá là một quốc gia có nền công nghiệp hỗ trợ khá phát triển. Ngay từ những năm 1960, chính phủ nước này đã có chính sách khuyến khich các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp nhằm thay thế nhập khẩu.
Chẳng hạn, Thái Lan đã giảm tới 50% thuế nhập khẩu và thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lắp ráp CKD,một bộ linh kiện mới 100% nhập khẩu theo dạng rời, bao gồm hầu hết hoặc tất cả các bộ phận cần thiết để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh xuống còn dưới mức 30% cho linh kiện xe con, 20% cho xe khách và 10% cho xe tải.
Những ưu đãi này hướng đến giúp các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầu có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài.
2,Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái và kinh nghiệm của Thái Lan
Sau thời gian dài bảo hộ và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy trong nước, từ những năm 1990, Thái Lan bắt đầu giảm dần chính sách bảo hộ và tăng tự do hóa cho các sản phẩm từ bên ngoài vào.
Chẳng hạn, năm 1991, bãi bỏ chính sách bảo hộ và tăng tự do hóa cho các sản phẩm từ bên ngoài vào. Chẳng hạn, năm 1991, bãi bỏ chính sách cấm nhập khẩu xe từ nước ngoài, năm 2000, bãi bỏ chính sách nội địa hóa và giảm bảo hộ đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đồng thời khuyến khích sử dụng các linh kiện từ các doanh nghiệp nội địa.
Cụ thể, tăng thuế nhập khẩu CKD từ 20% lên đến 33% đối với mọi loại xe. kể từ giai đoạn này, các sáng kiến thương mại quốc tế và thiết lập chế độ ưu đãi như nhau đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3,Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp
Để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan ban hành nhiều chính sách cụ thể. Năm 1992, nước này đã thành lập cục công nghiệp Build trực thuộc cục đầu tư với mục đich phát triển các mối liên kết công nghiệp. Thái Lan cũng tạo sự liên kết giữa các công ty hỗ trợ thuộc khối ASEAN với quốc tế thông với cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp hỗ trợ của khối này trên trang thôn tin điện tử.
Năm 1998, Thái Lan thành lập cục phát triển công nghiệp hỗ trợ trực thuộc vụ xúc tiến công nghiệp của bộ công nghiệp nhằm cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các khuôn cho sản xuất thiết bị điện tử gia công nhiệt và xúc tiến phát triển các nhà thầu phụ.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có những viện nghiên cứu độc lập hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và hỗ trợ cụ thể, như viện ô tô Thái Lan, viện điện tử, viện thực phẩm, viện dệt may, viện thép nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những ngành này.
4,Giải pháp của Thái Lan để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ
Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thái Lan đặc biệt coi trọng doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp chế tạo.
Việc thực hiện chính sách xuất xứ địa phương trong sản phẩm đòi hỏi cần có sự kết nối các doanh nghiệp chế tạo công nghiệp hỗ trợ địa phương trong sản phẩm đòi hỏi cần có sự kết nối các doanh nghiệp địa phương cần đáp ứng được yêu cầu tổ chức và kỹ thuật của mạng sản xuất toàn cầu.
để giải quyết vấn đề này, Thái Lan rất chú ý đến việc xây dựng thể chế liên kết giữa công ty đa quốc gia nước ngoài với doanh nghiệp địa phương. Ủy ban đầu tư Thái Lan đã thành lập cơ quan phát triển liên kết của nước ngoài. Điều này cho thấy Thái Lan đặc biệt coi trọng việc tạo dựng mối liên kết giữa các nhà chế tạo trong nước với nước ngoài, tránh phụ thuộc vào nước ngoài
5,Phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ
Bên cạnh chính sách trực tiếp phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thái lan còn có các chính sách bổ trợ quan trọng, như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan còn có các chính sách bổ trợ quan trọng, như chính sách phát triển các cụm công nghiệp, nhất là ở vùng nông thôn với chủ trương mỗi làng một sản phẩm.
Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy mỗi làng, xã phát triển một sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm truyền thống. Chính sách này được thực thi dựa trên các cơ chế khuyến khích về chính sách, hành chính, tạo dựng mạng lưới và các chiến lược Marketing.
6,Bài học cho Việt Nam
Để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp lắp ráp ở nước ta, giảm tỷ lệ nhập khẩu các phụ kiện, linh kiện từ nước ngoài, từng bước nâng cao tỷ trọng đóng góp của công nghiệp cho nền kinh tế, triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển CNHT.