TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TẠI HANSIBA
1. Chương trình kết nối Hội viên
Hội viên của Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội thuộc đối tượng từ các loại hình doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ. Do có sự da dạng về Hội viên nên sẽ có sự khác biệt về: nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa vị xã hội…Điều đó quy định các hình thức và phương thức phát triển từng lĩnh vực hoạt động của mỗi Hội viên cũng khác nhau.
Bởi vậy, Hiệp hội sẽ tổ chức các chương trình nhằm khuyến khích các Hội viên có thể đoàn kết, tương trợ và có sự hiểu biết nhất định về các Hội viên trong Hiệp hội. Dung hòa lợi ích giữa các Hội viên, hướng các Hội viên có cùng cách thức xây dựng phát triển lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của mình thành những nhóm chung hoạt động hiệu quả. Phương thức thực hiện chủ yếu bao gồm: Vinpearl Mũi Cò
– Mở các diễn đàn để cùng trao đổi, chia sẻ, hỏi đáp những kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất, phát triển ngành, hàng, trao đổi kiến thức đời sống và xã hội giữa các Hội viên để nâng cao tri thức, hiểu biết về pháp luật, thị trường …từ đó đưa ra các định hướng phát triển lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung ứng và tiêu thụ hàng hóa hiệu quả nhất;
– Hỗ trợ Hội viên thuộc các nhóm ngành, các lĩnh vực sản xuất đang có nhu cầu liên kết thành lập hội hoặc chi hội và thúc đẩy hoạt động của các nhóm, các Chi hội;
– Tổ chức các sân chơi, hội thi về kinh doanh – sản xuất để tạo giúp Hội viên nâng cao kiến thức, đồng thời có thểm sự hiểu biết lẫn nhau.
2. Các chương trình hỗ trợ Hội viên
– Tổ chức các sự kiện, các buổi Hội thảo nhằm giới thiệu, quảng bá lĩnh vực, hàng hóa, thương hiệu cho các Hội viên;
– Xây dựng các tổ chức bảo vệ quyền lợi của Hội viên, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ;
– Mở các lớp đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho các cán bộ quản lý của Hội viên là pháp nhân, tổ chức;
– Mở các lớp bổ trợ Kiến thức pháp luật nói chung, đặc biệt là kiến thức về Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ….để giúp các Hội viên có thể chủ động trong hoạt động của mình;
– Mở các lớp Đào tạo kỹ năng xây dựng thương hiệu, chuyển giao, tiếp nhận những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào nhu cầu sản xuất thực tiễn của Hội viên;
– Xây dựng các chương trình nhằm liên kết các Hội viên để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh.
3. Các chương trình hợp tác, giao lưu
– Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước để phản ánh tâm tư nguyện vọng của Hội viên. Hỗ trợ công cuộc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp nói chung và của các Hội viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội nói riêng. Xây dựng nền tảng để tiến tới gây dựng Hiệp hội phát triển ngày một vững mạnh;
– Chủ động trong mối quan hệ hợp tác với các tổ chức bên ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh, thành, địa phương khác, tổ chức phi chính phủ… để tạo sức mạnh và phục vụ được nhiều hơn cho Hội viên;
– Cùng với các Sở, ban ngành chức năng thuộc thành phố Hà Nội thực hiện các chính sách hỗ trợ Hội viên về tài chính, tín dụng, lãi suất, miễn giảm thuế… giúp Hội viên vượt qua một số khó khăn ổn định phát triển sản xuất, giải quyết kịp thời những nhu cầu bức xúc của mình trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại thủ đô;
– Tăng cường công tác phục vụ Hội viên để thu hút thêm Hội viên mới tạo một lực lượng đông đủ để Hiệp hội phát huy sức mạnh trong quan hệ với các cơ quan nhà nước; DLC Complex
– Khai thác tốt các nguồn thu để có điều kiện tổ chức nhiều họat động tốt hơn cho Hội viên, trong đó tăng cường nhiều họat động từ sự hỗ trợ của các dự án, đặc biệt bám sát “Đề án hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ” đã được Chính phủ ban hành ngày 17/10/2012, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng, tiêu thụ hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm cua Hội viên. Đồng thời triển khai tổ chức các sự kiện, marketting Thương hiệu…..để Hội viên tham gia nhiều hơn;
– Bộ máy của Hiệp hội có đủ các Ban chuyên môn nghiệp, bộ phận chuyên môn nhằm thực hiện, hòan thành chương trình mà Đại hội lần thứ nhất đề ra. Không ngừng nâng cao đời sống của Hội viên, chuyên viên, nhân viên trong bộ máy hoạt động của Hiệp hội, để tạo động lực, sự nhiệt tình và tâm huyết cho họat động của Hiệp hội; đồng thời tùy theo tình hình hoạt động của Hiệp hội và năng lực của đội ngũ chuyên viên, nhân viên sẽ được đào tạo để nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của chuyên viên, nhân viên phục vụ công tác chung của Hiệp hội.
– Tổ chức hoạt động đào tạo, hợp tác với các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín và chất lượng tốt, các Vụ, Viện, cơ quan nghiên cứu cơ chế, chính sách, thể chế kinh tế doanh nghiệp, các trường Đại học, cao đẳng, dậy nghề có uy tín (trong nước và quốc tế) để liên kết đào tạo nghề, cung ứng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Hội viên. Tăng cường việc cung cấp thông tin cho Hội viên thông qua hội thảo, tập huấn, trên trang web, đường dây nóng về những vấn đề Hội viên quan tâm hoặc những vấn đề có tính thời sự .